Hướng dẫn quy trình Quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long

Thứ tư - 29/04/2020 03:12   3901
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) và Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand (PFR) từ năm 2013 đến nay, với nguồn tài trợ từ Chương trình Viện trợ Phát triển New Zealand. Nhóm nghiên cứu về quản lý bệnh đốm nâu thuộc họp phần của Dự án đã nghiên cứu, phát triển Quy trình quản lý bệnh đốm nâu và áp dụng thành công trong việc kiểm soát bệnh đốm nâu cho các vườn trồng thanh long tại các tỉnh phía Nam.
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên trái
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên trái
Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra, lây lan từ những vết bệnh cũ bằng bào tử. Nấm chỉ xâm nhiễm vào đỉnh sinh trưởng (3-4 cm từ chót ngọn cành thanh long) hay tược non, nụ hoa và trái non khi thời tiết ẩm ướt. Bất kỳ vết bệnh nào được tìm thấy trên cành trưởng thành là  kết quả của sự xâm nhiễm tại đỉnh sinh trưởng hay tược non mới nhú.
image 20200904141505 1
Các giai đoạn phát triển của bệnh đốm nâu
1. Đối với vườn trồng mới: Luôn luôn sử dụng hom giống sạch bệnh. Nếu hom giống bị nhiễm bệnh sẽ mang mầm vào khu vực mới trồng và rất khó để cắt hay khoét vết bệnh vì là thân mẹ  (thân chính)
2. Vệ sinh vườn tiêu hủy nguồn lây bệnh:
a. Loại bỏ tất cả các vết bệnh ra khỏi vườn: Cắt bỏ toàn bộ các cành bị nhiễm bệnh nặng và khoét từng vết bệnh ri rác từ giai đoạn 3 trở lên. Vì phun thuốc trừ nấm sẽ không kiểm soát được những vết bệnh cũ khuất bên trong cây.

b. Thu gom những cành thanh long bị bệnh đã được cắt, sử dụng máy băm cành để băm và ủ. Tuyệt đối không để các cành mang ổ bệnh trên mặt đất
 
thu gom
Cắt bỏ và thu gom cành thanh long bị bệnh
3. Quản lý tán:
a. Cắt bỏ tất cả những cành không có khả năng cho trái, vì có quá nhiều cành sẽ rất khó để thấy các vết bệnh.
b. Hạn chế để tược non trong mùa mưa nhằm giảm thiểu nguy cơ nấm xâm nhiễm.
4. Kiểm tra vườn mỗi ngày: Khoét tất cả các vết bệnh trên vườn từ giai đoạn 3 được tìm thấy từ tán cây, cho vào xô hay túi, mang đi tiêu hủy, không được để lại trên gốc hay dưới tán cây. Thuốc trừ nấm đặc trị sẽ kiểm soát được các vết bệnh ở giai đoạn 1 và 2 nên không cần phải khoét vết bệnh ở các giai đoạn này.
5. Phun thuốc
a. Phương pháp phun thuốc:
- Chỉ phun trên đỉnh sinh trưởng, tược non, nụ hoa và trái non; không cần phun phủ tán vì cành trưởng thành miễn nhiễm.

- Sử dụng thêm chất trải Thần Hổ giúp thuốc lan tỏa và che phủ tốt.
phun thuoc
Phun thuốc trên đỉnh sinh trưởng cây thanh long
b. Trong mùa khô:
- Nếu vườn không có vết bệnh thì không cần phun thuốc
- Nếu vườn có vết bệnh cũ, tược non không có triệu chứng bệnh và dự báo thời tiết sẽ mưa thì:
+ Lập tức phun thuốc trừ nấm tiếp xúc như Mancozeb hoặc Propineb (Antracol, …) trước mưa;

Nếu chưa phun thuốc trừ nấm tiếp xúc trước mưa, cần phải phun thuốc trừ nấm đặc trị (Amistar Top) ngay sau mưa hoặc sớm nhất có thể.
c. Trong mùa mưa
- Nếu vườn không có vết bệnh, không có tược non thì không cần phun thuốc.
- Nếu vườn không có vết bệnh, để tược non và vườn bên cạnh bị bệnh thì cần phun thuốc trừ nấm tiếp xúc trước mưa.
- Nếu vườn có vết bệnh cũ, tược non có vết bệnh cấp 1 cần phun thuốc trừ nấm đặc trị Amistar Top 10 - 14 ngày/ lần. Vì thuốc trừ nấm tiếp xúc như mancozeb hay Antracol (propineb) sẽ không kiểm soát được bệnh đốm nâu trong mùa mưa.

Tác giả bài viết: Nhóm nghiên cứu bệnh đốm nâu - Dự án NZ

Nguồn tin: Phòng KH&HTQT - SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,911,695
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay3,126
  • Tháng hiện tại48,220
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây