Xuất khẩu rau quả lại vấp “rào cản” an toàn thực phẩm

Thứ bảy - 28/12/2019 11:05   456
Tổng vụ sức khỏe và người tiêu dùng (DC SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kể từ ngày 15/1/2012 nếu phát hiện thêm 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam...
Xuất khẩu rau quả lại vấp “rào cản” an toàn thực phẩm

Trước thực trạng này, nếu không kiểm soát chặt chẽ, rau quả Việt  Nam không những bị gạt ra khỏi thị trường tiềm năng này mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành nông sản Việt Nam, sẽ là rào cản khó khăn khi tiếp thị sang các thị trường khác. Vì vậy, Bộ NN&PTNT có công điện 05/CĐ - BNN- BVTV ngày 14/2 gởi các tỉnh, thành, hải quan, Hiệp hội rau quả Việt Nam và cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau, quả xuất sang EU. Theo đó, chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nắm tình hình, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất rau, quả tại địa phương, đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của EU khi xuất khẩu. Song song đó chỉ đạo quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất rau, quả tập trung theo tiêu chuẩn GAP đảm bảo các yêu cầu xuất khẩu sang EU. Cục bảo vệ thực vật tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu rau, quả sang thị trường EU biết các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật; chỉ xuất khẩu các lô hàng khi đã đảm bảo tốt các yêu cầu theo quy định...

Sản xuất an toàn đã được nhắc đến trong nhiều năm qua, thế nhưng mới chỉ dừng lại ở chỗ “khuyến khích” nông dân hay doanh nghiệp tham gia. TS. Võ Mai, phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nguyên chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam trăn trở: Người nông dân muốn sản xuất an toàn thì ai tập huấn hướng dẫn, chi phí cho suốt quá trình đến chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP mất từ vài chục đến hơn 100 triệu đồng. Đó là chưa kể hàng đạt chứng nhận giá bán chưa cao, bấp bênh, khiến nông dân nản lòng. Chưa kể, khi sản phẩm ra thị trường, người mua không biết nhận diện đâu là sản phẩm an toàn, đâu không an toàn vì không hề có “logo” hay “biểu tượng” thống nhất chung nào nhận dạng sản phẩm an toàn. TS. Mai lưu ý, không có con đường nào khác để ngành rau quả tồn tại và phát triển nếu không tổ chức sản xuất an toàn.

 
PGS.TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam từng đề xuất “nhạc trưởng” cấp bộ chỉ đạo xuyên suốt chương trình mang tầm quốc gia về sản xuất rau, quả an toàn. Bên cạnh đó ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ người sản xuất sản phẩm an toàn, có như thế mới tạo được đột phá trong sản xuất. Chất lượng rau quả Việt Nam không thua kém các nước nhưng chúng ta thua kém tổ chức sản xuất cũng như bảo quản sau thu hoạch...

Nguồn tin: KHPT

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,265,720
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay2,944
  • Tháng hiện tại76,654
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây