Các bước cụ thể:
1) Đàm phán giữa 2 cơ quan chuyên trách của chính phủ đưa ra nhu cầu của phía Việt Nam và được phía Nhật Bản chấp nhận xem xét. (Bộ Nông Lâm ngư nghiệp NB và Bộ NN&PTNT VN)
2) Phía Việt Nam tiến hành khảo sát lập danh sách sâu bệnh đối với loại quả đó và gửi phía Nhật kiểm tra, xem xét.
3) Nếu thấy có thể xử lý được các loại sâu bệnh đó thì phía Nhật sẽ đưa ra phương án, kỹ thuật cũng như công nghệ và thiết bị để Việt Nam tham khảo. Khâu này thường phức tạp và tốn kém nhất, mất thời gian thử nghiệm. Ví dụ quả thanh long của ta phải vay ODA của Nhật và mất tới 3 năm chỉ để thử nghiệm từ khâu trồng trọt đến sử lý côn trùng.
4) Khi nhận được kết quả báo cáo của cả quá trình thử nghiệm, phía Nhật Bản bắt đầu xem xét và lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học chuyên môn và của cộng đồng. (thường nhanh nhất là 6 tháng đến 1 năm)
5) Khi có kết quả điều tra, lấy ý kiến cộng đồng, phía Nhật Bản sẽ ra quyết định cho phép và thông báo quả tươi đó của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào Nhật Bản.
Tuy nhiên, để quả tươi thực sự được thông quan tại Nhật Bản, còn 1 khâu quan trọng nữa là kiểm tra ATVSTP do các trạm kiểm nghiệm của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản tại cửa khẩu thực hiện. Nếu quả tươi đó dù đã được xử lý côn trùng nhưng dư lượng thuốc nông nghiệp quá mức quy định của Nhật Bản thì vẫn bị trả về.
Tổng thời gian các bước tùy thuộc vào loại quả có nhiều loại côn trùng cần xử lý hay không, cần nhiều thời gian thử nghiệm hay không. Trung bình từ 3-5 năm.
Nguồn tin: vietnamexport.com