HỘI THẢO QUỐC TẾ: “MẠNG LƯỚI THANH LONG: THỊ TRƯỜNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ”

Thứ sáu - 06/09/2019 11:21   740
Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao hợp tác của Mạng lưới nghiên cứu kiểm soát sâu bệnh hại thanh long ở Đông Nam Á và Nam Á”, Hội thảo “Mạng lưới Thanh long: Thị trường và chuỗi giá trị” do Trung tâm Công nghệ Thực phẩm và Phân bón Châu Á Thái Bình Dương (FFTC, Đài Loan) phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tổ chức tại Viện Cây ăn quả miền Nam từ 9-11/9/2019.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: “MẠNG LƯỚI THANH LONG: THỊ TRƯỜNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ”

Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao hợp tác của Mạng lưới nghiên cứu kiểm soát sâu bệnh hại thanh long ở Đông Nam Á và Nam Á”, Hội thảo “Mạng lưới Thanh long: Thị trường và chuỗi giá trị” do Trung tâm Công nghệ Thực phẩm và Phân bón Châu Á Thái Bình Dương (FFTC, Đài Loan) phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tổ chức tại Viện Cây ăn quả miền Nam từ 9-11/9/2019.

Thành phần tham dự: 70 đại biểu, là các nhà khoa học (5 đơn vị Viện, Trường ĐH), quản lý Nhà nước (5 Sở NN&PTNT Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh; 2 đơn vị - Cục BVTV), HTX (3 HTX), Hiệp hội (Hội Làm Vườn) và Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu quả thanh long và nông sản (13 Cty), … đến từ 10 quốc gia trên thế giới (Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ), bao gồm: Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam) và nhiều tạp chí, phóng viên báo, đài TH Trung Ương và địa phương cùng tham dự (6 đơn vị: VTV1, VTV16, Báo NNVN, Tạp chí NN&PTNT, Báo Ấp Bắc, THVL).

Mục tiêu của Hội thảo:

- Xác định đối tác của các hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia thành viên (NARS) trong các hoạt động hợp tác của Mạng lưới nghiên cứu và tạo cầu nối giữa các nhà nghiên cứu hàng đầu, kỹ thuật công nghệ, lãnh đạo các viện nghiên cứu và quản lý Nhà nước về dịch hại thanh long trong khu vực để trao đổi thông tin thường xuyên về thanh long;

- Xem xét hiện trạng của ngành sản xuất thanh long, xác định các mặt hạn chế và cơ hội, chia sẻ chiến lược trong việc hỗ trợ nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tuân thủ theo yêu cầu, quy định kiểm dịch thực vật giúp nâng cao chất lượng quả thanh long và đáp ứng các quy định / tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm trong khu vực;

- Cùng với các đối tác NARS trong khu vực phát triển kế hoạch chiến lược dài hạn hoặc chiến lược sản xuất thanh long bền vững;

- Thiết lập được Mạng lưới Thanh long, thông qua đó giữa các thành viên có sự cam kết chia sẻ thông tin, phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu và tìm kiếm nguồn tài trợ cho các đề xuất chung;

- Xây dựng website Dragon Fruit Network (DFNet), trang web sẽ được thiết kế để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin liên quan đến thanh long và tăng cường quan hệ đối tác giữa các viện nghiên cứu trong khu vực.

Nội dung chính của Chương trình Hội thảo: bao gồm 3 phần: Phần 1: Trình bày báo cáo của các nhà Khoa học, quản lý, Doanh nghiệp (1,5 ngày); Phần 2: Họp Ban điều hành Mạng lưới cây thanh long; Phần 3: Đi thăm thực tế vùng sản xuất (trồng thanh long theo kiểu T-bar; quản lý bệnh đốm nâu), HTX và nhà đóng gói xuất khẩu thanh long tại Tiền Giang và Long An (Chương trình đính kèm). 

- Các báo cáo tại Viện, Trường, Doanh nghiệp sẽ tập trung vào 3 nội dung chính, cụ thể: 1/ Sản xuất thanh long và xử lý sau thu hoạch (4 báo cáo, tập trung trên các lĩnh vực nghiên cứu Giống ở Đài Loan; Kỹ thuật sản xuất ở Thái Lan; Quản lý ruồi đục quả và công nghệ xử lý sau thu hoạch ở Việt Nam); 2/ Tiếp thị quốc tế cho quả thanh long (4 báo cáo, tập trung trên các lĩnh vực: Hiện trạng xuất nhập khẩu TL tại Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan; Truy xuất nguồn gốc chuỗi giá trị thông qua ứng dụng công nghệ blockchain); 3/ Hệ thống chất lượng (Thực hành nông nghiệp tốt, GAP); Quy định kiểm dịch tại các quốc gia; Những hạn chế chính của ngành (4 báo cáo; từ Viện Nghiên cứu/ Trường ĐH Phillipines, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia).

- Hội thảo sẽ dành một buổi (10/9/19) để các quốc gia thành viên thuộc mạng lưới thảo luận và thống nhất định hướng, kế hoạch hoạt động chung cho giai đoạn 2021-2023.

- Ngoài ra, Hội thảo sẽ dành 01 ngày (11/9/19) đi thăm thực tế vùng sản xuất thanh long, các mô hình sản xuất thanh long tiên tiến đã được SOFRI - PFR chuyển giao cho sản xuất trong thời gian qua (mô hình trồng thanh long theo kiểu giàn T bar và quản lý bệnh đốm nâu thanh long), HTX và Nhà đóng gói/ Doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Long An.

Kết quả mong đợi:

- Diễn đàn DFNet, hội thảo và cuộc họp Ban điều hành;

- Thúc đẩy chia sẻ kiến thức/thông tin thanh long qua diễn đàn DFNet;

- Xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc chia sẽ thông tin để giải quyết các vấn đề quan trọng;

- Giám sát các loại dịch hại thanh long mới phát sinh ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương;

- Xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt cho từng quốc gia khác nhau và chia sẻ với các thành viên thuộc mạng lưới DFNet;

- Thu thập thông tin về đặc tính của các giống thanh long khác nhau và chia sẻ trên diễn đàn/web DFNet;

- Tạo ra ấn phẩm – thông qua việc tập hợp và in ấn các bài báo cáo từ các hội thảo thanh long đã được tổ chức trước đây;

- Thành lập Ban điều hành DFNet.

backdrop trinh chieu

1 2 chuong trinh hoi thao fftc 1 001

2 2 chuong trinh hoi thao fftc 1 002

3 2 chuong trinh hoi thao fftc 1 003

 

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,317,030
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,547
  • Tháng hiện tại45,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây