Hội thảo là diễn đàn thu hút gần 100 đại biểu là diễn giả, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu) đến từ 11 quốc gia trong khu vực (Ý, Malaysia, Đài Loan, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Fiji, Việt Nam) với mục tiêu:
- Cập nhật thông tin về nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật, thực hành nông nghiệp tốt, công nghệ đổi mới sáng tạo;
- Thảo luận về những kết quả nghiên cứu giúp cải thiện thị trường trái cây nhiệt đới;
- Đánh giá cơ hội tiếp cận thị trường trái cây nhiệt đới; Cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành sản xuất cây ăn quả nhiệt đới.
Nội dung chính của Chương trình Hội nghị: bao gồm 3 phần: Phần 1: Trình bày báo cáo và thảo luận của các nhà Khoa học, quản lý, Doanh nghiệp (2 ngày); Phần 2: Đi thăm thực tế vùng sản xuất thanh long, bưởi; nhà đóng gói xuất khẩu, chế biến thanh long tại Tiền Giang và Long An (Chương trình đính kèm).
- Các báo cáo tại Viện, Trường, Doanh nghiệp sẽ tập trung vào 3 nội dung chính, cụ thể: 1/ Báo cáo đề dẫn Hội nghị (2 báo cáo, Triển vọng của ngành cây ăn quả nhiệt đới toàn cầu và ứng dụng công nghệ blockchain cho chuỗi cung ứng); 2/ Những vấn đề quan tâm và chính sách phát triển ngành cây ăn quả nhiệt đới (4 báo cáo, tập trung trên các lĩnh vực chuỗi giá trị, kinh doanh, cơ chế chính sách thúc đẩy ngành cây ăn quả ở Úc, Indonesia, Fiji); 3/ Công nghệ sinh học và lai tạo giống (6 báo cáo, tập trung trên các lĩnh vực: tạo kích kháng thực vật đối với bệnh hại đu đủ, chuối; Nghiên cứu phát triễn kỹ thuật sinh học phân tử, gen trong việc tạo ra dòng/ giống CAQ ở Malaysia, Trung Quốc, Indonesia); 4/ Quản lý dịch hại (2 báo cáo; quản lý dịch hại tổng hợp quan trọng trên nhãn, chuối ở Việt Nam và Malaysia); 5/ Những báo cáo tổng hợp (10 báo cáo, tập trung trên các lĩnh vực giống, kỹ thuật nhân giống sạch bệnh, kỹ thuật canh tác, xử lý ra hoa, hệ vi sinh vật đất, xử lý sau thu hoạch) đến từ Viện Nghiên cứu/ Trường ĐH Myanmar, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam; 6/ Thị trường và thương mại sản phẩm (3 báo cáo, cơ hội và thách thức trong việc thương mại toàn cầu).
- Ngoài ra, Hội thảo sẽ dành 01 ngày (26/9/19) đi thăm thực tế vùng sản xuất thanh long, bưởi và Nhà đóng gói/ Doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Long An.
Đây là cơ hội tốt để các nhà khoa học, nhà quản lý của Việt Nam có thêm thông tin về công tác nghiên cứu và lai tạo giống, các công nghệ, kỹ thuật mới (Nông nghiệp 4.0),…trong sản xuất, bảo vệ thực vật và bảo quản sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ cây ăn quả nhiệt đới, đồng thời kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy, phát triển sản xuất của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất bền vững cây ăn quả ở Việt Nam.
Nguồn tin: SOFRI