Đến dự có đại diện của Viện Cây ăn quả miền Nam, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng (FCC: Cơ quan chứng nhận), UBND thị xã Gò Công, Hội làm vườn huyện Gò Công Đông, các ngành chức năng của thị xã Gò Công, xã Long Thuận và gần 30 bà con nông dân là xã viên
Các xã viên tham gia mô hình đã được tập huấn trang bị kiến thức nhằm đáp ứng các tiêu chí của VietGAP, bao gồm:
1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)
2. Quy trình kỹ thuật sản xuất sơ ri, bao gồm: giống, canh tác, BVTV, thu hoạch và bảo quản.
3. Ghi chép nhật ký sản xuất, lưu trữ hồ sơ và cách xây dựng các cơ sở hạ tầng.
4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho tổ hợp tác.
5. Quản lý sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo hướng an toàn, sơ cấp cứu cho người lao động, vệ sinh an toàn lao động…
6. Đào tạo kiểm tra viên nội bộ, cán bộ trong hợp tác xã
Qua thời gian hơn 2 năm triển khai thực hiện, các cán bộ nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam đã tiến hành lấy mẫu đất, nước, trái để phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Kết quả là các mẫu đất, nước, trái của các hộ trồng sơ ri thuộc HTX đều đạt tiêu chí VietGAP.
Vào tháng 10/2011, Công ty cổ phần Giàm định và Khử trùng FCC tiến hành đánh giá chứng nhận VietGAP cho HTX sơ ri Gò Công, xã Long Thuận, thị xã Gò Công. Kết quả có 26 hộ nông dân với quy mô diện tích 8,8 ha đã đạt được chứng nhận VietGAP có mã số TCCN-VietGAP 09-04-82-2019 ngày 11/11/2011
Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX sơ ri Gò Công đánh dấu sự thay đổi ý thức trong sản xuất của nông dân, từng bước tập hợp xã viên và bà con nông dân trong vùng Gò Công thực hiện sản xuất sơ ri an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều sản phẩm đạt năng xuất và chất lượng tốt, nâng cao hịệu quả kinh tế cho HTX và thu nhập ổn định cho bà con nông dân trồng cây sơ ri vùng Gò Công.
Nguồn tin: KHCN Tien Giang