Như đề cập chi tiết trong bảng dưới đây, ba mặt hàng này bao gồm: (i) cà phê Buôn Ma Thuột, (ii) vải Lục Ngạn và (iii) thanh long Bình Thuận. Sau khi Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhât Bản (MAFF) xem xét và trải qua 3 tháng lấy ý kiến công luận (hiện vẫn chưa có thông báo), các thành viên hội đồng chuyên gia sẽ thảo luận liệu các sản phẩm này có được côgn nhận là các sản phẩm đạt chứng chỉ địa lý tại Nhật Bản hay không.
Hiện nay, Prosciutto di Parma (Parma Ham) là sản phẩm không có nguồn gốc Nhật Bản đã được đăng ký theo quy trình GI thông thường. MAFF đã triển khai các hệ thống GI cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm vào năm 2015. Tính đến ngày 14/6/2019, Nhật Bản đã xác định 81 GIs nội địa cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và bảo vệ 71 GIs do EU đề xuất đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm.
Vào tháng 6/2017, MAFF và Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã đồng thuận sẽ hợp tác và cùng nhau bảo vệ các sản phẩm GI. Tương tự, MAFF và Cục Tài sản Trí tuệ thuộc Bộ Thơng mại Thái Lan cũng có thỏa thuận tương tự vào tháng 3/2017. Một số phương tiện truyền thông cho biết chính phủ Nhật Bản mong muốn mở rộng bảo vệ GI cho các sản phẩm từ các nước ASEAN và văn phòng Tokyo của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo số sản phẩm nông sản và thực phẩm không có nguồn gốc Nhật Bản nằm trong danh sách hồ sơ đăng ký sẽ tăng lên trong thời gian tới.
|
Nguồn tin: USDA