Trồng sầu riêng thu nhập 1,7 tỷ đồng/ha

Chủ nhật - 15/12/2024 20:27   66
Trồng sầu riêng cho thu nhập rất cao, đến 1,7 tỷ đồng/ha nên người dân có tâm lý chuyển đổi sang cây trồng này, tuy nhiên không chuyển đổi ở ngoài vùng thích nghi.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã ban hành Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khu vực phía bắc quốc lộ 1” và “Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông”.

Tại các huyện phía tây tỉnh Tiền Giang, cây sầu riêng được người dân quan tâm lựa chọn chuyển đổi, tuy nhiên khuyến cáo không thực hiện ở ngoài vùng thích nghi. Ảnh: Kiều Nhi.

Tại các huyện phía tây tỉnh Tiền Giang, cây sầu riêng được người dân quan tâm lựa chọn chuyển đổi, tuy nhiên khuyến cáo không thực hiện ở ngoài vùng thích nghi. Ảnh: Kiều Nhi.

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, tại các huyện phía tây, đến cuối năm 2023, toàn vùng đã chuyển đổi được 5.056ha, đạt 69% so với kế hoạch đến năm 2025. Riêng năm 2024, toàn tỉnh dự kiến chuyển đổi đất lúa sang cây lâu năm 1.114ha, rau màu 230ha, thủy sản 30ha, chăn nuôi tập trung 40ha; kết quả thực hiện dự kiến đạt mục tiêu đề ra.

Về hiệu quả kinh tế, các loại cây ăn trái như bưởi da xanh, mít, xoài… dao động từ 205,5-271,2 triệu đồng/ha cao gấp 2,3-3 lần so với sản xuất lúa. Cây sầu riêng cho lợi nhuận rất cao khoảng 1,7 tỷ đồng/ha nên người dân có tâm lý chuyển sang cây trồng này. Trên cây rau màu, lợi nhuận thu được từ 63-310 triệu đồng/ha, cao hơn lúa từ 1,1-3,3 lần, riêng cây ớt cao hơn 9,2 lần. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là sản xuất và ương dưỡng cá giống, giá cả một số loài ổn định, người sản xuất có lãi.

Tại các huyện phía đông, từ năm 2016 đến cuối năm 2023 đã chuyển đổi được 5.047ha, đạt 87% so với kế hoạch đến năm 2025; trong đó trồng cây ăn quả 2.517ha đạt 87,9%, trồng cỏ chăn nuôi 928ha đạt 106%, chuyên canh rau màu 1.603ha đạt 78,7%.

Tại các huyện phía đông, mô hình lúa - màu cho thu nhập cao gấp 2,8 lần lúa 3 vụ. Ảnh: Kiều Nhi.

Tại các huyện phía đông, mô hình lúa - màu cho thu nhập cao gấp 2,8 lần lúa 3 vụ. Ảnh: Kiều Nhi.

Hiệu quả kinh tế, đối với diện tích đất đã chuyển sang cây cây ăn trái, rau màu đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa từ 2,4-10,3 lần; cao nhất là thanh long ruột đỏ với lợi nhuận 458,8 triệu đồng/ha, bưởi da xanh 203 triệu đồng/ha, dừa xiêm 170 triệu đồng/ha…

Đối với đất trồng rau màu, năm 2023 lợi nhuận đạt cao nhất là mô hình canh tác lúa-màu lợi nhuận trung bình 142 triệu đồng/ha, cao gấp 2,8 lần so với chuyên lúa 3 vụ (50,9 triệu đồng/ha).

Đối với mô hình canh tác 2 vụ lúa trên năm dù lợi nhuận thấp hơn 4,9 triệu đồng/ha so với lúa 3 vụ nhưng chi phí đầu tư thấp hơn 19,1 triệu đồng/ha nên tỷ suất lợi nhuận đạt đến 92,5%, cao hơn 18,5%. Mô hình cắt vụ lúa thu đông giúp đảm bảo nguồn nước ngọt cho các cây trồng khác, cũng như cho cây lúa trong vụ đông xuân kế tiếp, giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn gây ra.

Năm 2024, khu vực phía đông không còn lúa 3 vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng 699ha.

Về mặt xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp người dân có thu nhập ổn định; trình độ sản xuất, tư duy của nông dân được thay đổi theo hướng tích cực. Về môi trường, còn giúp tiết kiệm nước, giảm thuốc BVTV giảm phát thải khí nhà kính…

Nguồn tin: Kiều Nhi- http://nongnghiep.vn

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,991,761
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,776
  • Tháng hiện tại52,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây