Châu Phi thiệt hại hàng nghìn tỷ đô do sinh vật xâm lấn

Thứ ba - 25/05/2021 02:50   444

      Nghiên cứu mới ước tính các loài ngoại lai xâm lấn đã gây thiệt hại 3,66 nghìn tỷ USD cho nền nông nghiệp của châu Phi mỗi năm.
Con số này tương đương 1,5 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các nước châu Phi cộng lại, Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế (CABI) nhấn mạnh trong một báo cáo hôm 20/5.
       Để rút ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu CABI ở châu Phi và châu Âu đã tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các tài liệu nguồn mở và khảo sát hơn 1.100 bên liên quan - bao gồm nông dân, nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ - về tác động tài chính của các loài xâm lấn tại 49 trong tổng số 54 quốc gia châu Phi.


Một bầy châu chấu phá hoại mùa màng ở châu Phi. Ảnh: AFP

      Theo báo cáo, thiệt hại trung bình đối với mỗi quốc gia là 74,3 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, con số cụ thể của từng nước lại có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Nigeria mất tới một nghìn tỷ USD mỗi năm do sinh vật xâm lấn, trong khi Cộng hòa Dân chủ Công, Niger và Nam Phi chỉ mất lần lượt 317, 248 và 229 tỷ USD mỗi năm.
       Nghiên cứu đã tính đến thiệt hại về năng suất của các loại cây trồng chính bao gồm ngũ cốc, cà chua, sắn, xoài và chuối, cũng như chi phí lao động từ việc làm cỏ và mất thu nhập từ chăn nuôi.
       Báo cáo nhấn mạnh chi phí dọn dẹp cỏ xâm lấn chiếm tới 99,2% tổng thiệt hại, tương đương 3,63 nghìn tỷ USD. "Phần lớn công việc loại bỏ cỏ dại không được trả công và chủ yếu do phụ nữ và trẻ em thực hiện, làm giảm thời gian họ có thể dành cho các hoạt động tạo thu nhập", đồng tác giả Rene Eschen từ viện nghiên cứu CABI của Thụy Sĩ giải thích.

Sâu keo Spodoptera ridgiperda gây hại trên cây ngô. Ảnh: CABI.
Sâu keo Spodoptera ridgiperda gây hại trên cây ngô. Ảnh: CABI.

       Thiệt hại về năng suất cây trồng chủ yếu đến từ các loài côn trùng như sâu bướm Phthorimaea Absoluta, sâu keo mùa thu Spodoptera ridgiperda và rệp sáp Phenacoccus manihoti. Chúng gây tổn thất lần lượt 11,4, 9,4 và 6,3 tỷ USD mỗi năm. Cuối cùng, mất thu nhập từ chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 173 triệu USD.
        "Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải có các biện pháp ngăn chặn các loài ngoại lai xâm lấn trên diện rộng thông qua kiểm soát sinh học. Điều này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, thiệt hại năng suất và cải thiện sinh kế cho nông dân và những người sử dụng đất bị ảnh hưởng khác", Tiến sĩ Bryony Taylor từ CABI, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết thêm.

Tác giả bài viết: Đoàn Dương

Nguồn tin: Theo SciTech Daily/AFP

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,338,054
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay5,531
  • Tháng hiện tại66,712
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây