TIỀM NĂNG CỦA THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRONG QUẢN LÝ DICH HẠI

Chủ nhật - 04/04/2021 23:26   843

Các loài bắt mồi là nhóm thiên địch rất quan trọng trên các loại cây trồng. Hầu hết chúng có kiểu sống bắt mồi cả ở pha ấu trùng và thành trùng. Do vậy, mỗi cá thể loài bắt mồi trong đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn các cá thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt ở khắp nơi trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân đã nhầm với sâu hại, nên khi thấy chúng xuất hiện nhiều là đem thuốc trừ sâu phun hoặc khi chăm sóc cây trồng nếu bắt gặp là thu và giết chết chúng.
Các loài bắt mồi là một sinh vật sống tự do trong suốt đời của nó, nó sẽ giết con mồi, thường có kích thước lớn hơn con mồi và cần nhiều hơn một con mồi để hoàn thành quá trình phát triển (Metcalf và Luckmann, 1975). Các loài bắt mồi có 2 kiểu ăn mồi: chúng có thể nhai nghiền con mồi nhờ kiểu miệng nhai hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng từ con mồi nhờ kiểu miệng chích hút. Theo Cloutier và Johnson (1993), thiên địch bắt mồi nói chung có thể có khả năng sống sót tốt khi mật số con mồi thấp, dễ thích nghi hơn với môi trường bất lợi như nhà lưới. Phần lớn các bộ côn trùng có đại diện của các loài bắt mồi. Trong bộ cánh cứng (Coleoptera):  Coccinellidae, Carabidae, Staphylinidae,... được tìm thấy là có hiệu quả trong việc kiểm soát các loài gây hại, có tiềm năng trong kiểm soát sinh học, làm giảm mật số dịch hại ví dụ như loài bọ rùa Coccinella septumpuctata trên rầy mềm Lipaphis erysimi (Omkar và Srivastava, 2003). Trong bộ nữa cánh (Hemiptera): Reduviids, Mirids, Anthocorids, v.v ... có những loài săn mồi nói chung đầy tiềm năng trong kiểm soát các loài côn trùng gây hại có thể được sử dụng trong các cánh đồng. Các bộ Diptera, Neuroptera và Hymenoptera cũng có những loài đại diện. Ngoài các bộ côn trùng bắt mồi, nhện cũng là một nhóm động vật bắt mồi có khả năng được sử dụng kiểm soát sinh học đối với dịch hại.
Một nhược điểm lớn của các loài bắt mồi nói chung là ăn thịt đồng loại. Do đó, trước khi thiên địch bắt mồi được thả ra đồng, chúng ta nên biết phạm vi của con mồi trên đồng ruộng, sở thích săn mồi và phản ứng chức năng của thiên địch đối với mật độ con mồi.

nhbr

Tác giả bài viết: KIM THOA

Nguồn tin: SOFRI:

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,853,588
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,688
  • Tháng hiện tại69,197
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây