Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng đã giới thiệu với Ngài Đại sứ sơ lược về lịch sử thành lập của Viện Cây ăn quả miền Nam, những thành tựu về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực cây ăn quả, rau hoa về giống mới, chuyển đổi kiểu canh tác truyền thống bằng kiểu trồng mới, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nước tưới, năng lượng, phân bón, thuốc BVTV, sản xuất rải vụ, quản lý hiệu quả nhiều đối tượng dịch hại quan trọng, sử dụng biện pháp sinh học, hữu cơ,… giúp gia tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư, nâng cao chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (quy trình, công nghệ kéo dài thời gian bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, phối hợp với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm).
Nhân dịp, Ban Lãnh đạo Viện đã gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ngài Đại sứ cũng như Chính phủ và Nhân dân Ấn Độ đã trao hơn 80 suất học bổng dài hạn (thạc sĩ, tiến sĩ) thông qua các chương trình trao đổi văn hóa, chương trình trao đổi giáo dục,… và học bổng ngắn hạn (đào tạo các tín chỉ về anh văn, tin học, môi trường, …) đã giành cho các viên chức của Viện, đặc biệt là trong những năm đầu mới thành lập Viện cho đến hiện nay.
Ngài Đại sứ đánh giá cao nông sản của Việt Nam nói chung và các loại trái cây nói riêng đặc biệt là thanh long, cà phê, cao cao, hạt điều, ... và các kỹ thuật để xử lý ra hoa trái vụ xoài, thanh long, … Ngài Đại sứ mong rằng Viện Cây ăn quả miền Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với chính quyền và nông dân các bang của Ấn Độ trong lĩnh vực trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Cuối buổi làm việc, Ngài Đại sứ tham quan vườn thực nghiệm trồng trình diễn các giống thanh long mới lai tạo của Viện và mô hình trồng thanh long kiểu giàn chữ T