Đánh giá hiệu quả Mô hình sản xuất chôm chôm Java theo tiêu chuẩn GlobalGAP

Thứ ba - 17/12/2019 03:24   490
Ngày nay xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, các nước phát triển đang chú ý đến việc an toàn thực phẩm nhất là những nước châu Âu.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong yếu tố cần thiết để tồn tại và mở rộng thị trường. thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam như nhãn, chôm chôm Java, vải,… nhưng họ đòi hỏi phải sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hóa (GlobalGAP). Cây ăn quả tại Vĩnh Long chiếm một vị trí quan trọng cả về diện tích và sản lượng, với nhiều loại cây đặc sản nổi tiếng. Chôm chôm Java có diện tích 1.070 ha, sản lượng 16.677 tấn (năm 2007).
Cây ăn quả tại Vĩnh Long chiếm một vị trí quan trọng cả về diện tích và sản lượng, với nhiều loại cây đặc sản nổi tiếng. Chôm chôm Java có diện tích 1.070 ha, sản lượng 16.677 tấn (năm 2007).
Diện tích và sản lượng chôm chôm tăng nhanh từ 2003 đến 2004 (21.300-23.800 ha) nhưng từ đó đến nay tương đối ổn định, mặc dù cải thiện chất lượng quả bằng cách thay dần các giống cũ bằng các giống có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ nội địa là chủ yếu, chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu (Cục Trồng Trọt, 2008). Do đó việc hướng dẫn canh tác đạt chứng nhận GlobalGAP là cần thiết, nhằm hướng dẫn qui trình sản xuất chôm chôm Java chất lượng và an toàn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên để biết được hiệu quả của việc sản xuất GlobalGAP thì nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình sản xuất chôm chôm Java theo tiêu chuẩn GlobalGAP so với sản xuất truyền thống tại HTX chôm chôm Tân Khánh được thực hiện.

Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế trong sản xuất chôm chôm GlobalGAP tại HTX chôm chôm Tân Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn so với sản xuất truyền thống cho thấy: các hộ sản xuất GlobalGAP có cơ sở vật chất sản xuất đảm bảo an toàn cho người sản xuất và mội trường. Mức độ hiểu biết cao về qui trình sản xuất chôm chôm. Không sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV cấm sử dụng theo tiêu chuẩn châu Âu và thuốc BVTV không được khuyến cáo trên chôm chôm.

Chi phí sản xuất của sản xuất GlobalGAP (60,49 triệu đồng/ha/năm) cao hơn 6,16 triệu đồng/ha/năm so với sản xuất truyền thống (54,33 triệu đồng/ha/năm).

Năng suất chôm chôm của sản xuất GlobalGAP đạt cao hơn 2,28 tấn /ha so với sản xuất truyền thống. Doanh thu và lợi nhuận của sản xuất GlobalGAP cao hơn lần lượt là 57,87 và 46,87 triệu đồng/ha/năm so với sản xuất truyền thống.

Sản xuất GlobalGAP được công ty xuất khẩu thu mua là 3,7% và có sự cạnh tranh thu mua giữa các thương lái nên việc tiêu thụ chôm chôm được thuận lợi hơn so với sản xuất truyền thống.

Tác giả bài viết: ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh (SOFRI)

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,848,594
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,502
  • Tháng hiện tại64,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây