08 loại chất phòng trừ dịch hại dùng trong sản xuất hữu cơ

Chủ nhật - 06/09/2020 03:12   6719
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học. Dưới đây là 08 loại chất được USDA (Mỹ) chấp nhận trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
08 loại chất phòng trừ dịch hại dùng trong sản xuất hữu cơ
1. Dầu neem: Là loại thuốc phòng trừ dịch hại hữu cơ phổ biến khắp thế giới.
Thành phần hóa học chính của dầu neem là Azadirachtin và Nimbin.
Công dụng: Tác dụng như thuốc trừ sâu: phòng trừ các loại côn trùng như bọ trĩ, nhện, rệp vảy, rệp sáp…Tác dụng như thuốc trừ bệnh: phòng trừ được nhiều loại vi khuẩn và nấm như đốm đen, phấn trắng, thán thư, rỉ sắt...
2. Borax và Axít boric:
Công thức phân tử của Boric A-xít B(OH)3 hoặc H3BO3; công thức phân tử của borax: Na2B4 O7.10 H2O
Công dụng: Được sử dụng chủ yếu để phòng trừ các loài côn trùng trong đất như cuốn chiếu và để phòng trừ kiến.
3. Sulfat đồng: Thường gọi phèn xanh có tính chua nên dễ gây hại cho cây trồng. Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành bordeaux (Boóc-đô).
Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4.5H2O (sulfat đồng).
Công dụng: Dung dịch Boóc-đô 1% là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt hay bệnh chết nhanh chết chậm và các bệnh lở loét, thối thân, xì mủ, bệnh mốc sương, bệnh ghẻ...
4. Trichoderma: Là nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng với nhiều loại nấm hại gây bệnh cây trồng.
Thành phần: Trichoderma spp.
Công dụng: Phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, xì mủ, lở cổ rễ, chạy dây, chết ẻo, chết nhanh, ngộ độc hữu cơ... Bên cạnh đó, Trichoderma còn có khả năng thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, giúp đất tơi xốp và giữ được độ phì của đất.
5. Baking soda: hay còn gọi là “thuốc muối”.
Công thức phân tử: ‎NaHCO3
Công dụng: Phòng trừ được các loại dịch hại và nấm bệnh cho cây trồng như: ốc sên, bà chằng, kiến, rệp, sâu ăn lá, bệnh đốm đen và một số bệnh hại khác.
Lưu ý: Khi sử dụng cần pha thêm dầu thực vật (tốt nhất là dầu neem) và một ít nước rửa chén để tăng hiệu quả.
6. Diatomit:
Thành phần chính của Diatomit là oxit silic (SiO2).
Công dụng: Phòng trừ các loại rệp, rầy mềm, bọ trĩ, sâu ăn lá, cuốn chiếu, nhện, ốc sên, bà chằng, ve bét, bọ bạc, gián, kiến…
7. Hydrogen peroxide (hay còn gọi là nước oxy già):
Công thức phân tử: H2O2
Công dụng: Phòng trị nấm khuẩn gây thối rễ, các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, rệp sáp…
8. Giấm: Giấm có tối thiểu 4% acid acetic theo thể tích. Điều đó khiến acid acetic là thành phần chính trong giấm ngoài nước.
Công thức phân tử: CH₃COOH
Công dụng: Phòng trị bệnh phấn trắng, đốm lá hoặc kết hợp với nước rửa chén để phòng trị một số loại côn trùng.

Tác giả bài viết: ThS. Huỳnh Thanh Lộc

Nguồn tin: Phòng KH&HTQT - SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,852,819
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay919
  • Tháng hiện tại68,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây