Thúc đẩy hoạt động bảo hộ và thương mại hóa giống cây trồng nông nghiệp

Chủ nhật - 29/11/2020 02:47   654
Giống cây trồng mới có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp. Bảo hộ giống cây trồng (bảo hộ quyền tác giả giống cây trồng) là cơ chế bảo hộ quyền cho người đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển ra giống cây trồng mới.
Hoạt động thảo luận của phiên họp
Hoạt động thảo luận của phiên họp
Để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, hài hòa phù hợp với các Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ (2005), phần IV về Bảo hộ giống cây trồng mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các điều khoản về bảo hộ giống cây trồng của Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004. Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).

Để tạo ra một giống cây trồng mới, tác giả thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền của, tuy nhiên thực tế cho cho thấy quyền tác giả rất dễ bị xâm phạm do dễ nhân giống, đặc biệt đối nhóm cây ăn quả. Thông qua cơ chế bảo hộ giống, Nhà nước và tác giả có thể thu lại những chi phí cho quá trình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống mới để tái đầu tư cho việc chọn tạo những giống mới tiếp theo, góp phần giới thiệu cho sản xuất nhiều giống cây trồng mới có đặc tính tốt phục vụ nhu cầu sản xuất. Vì thế cần bảo hộ quyền lợi chính đáng của nhà tạo giống nhằm tạo động lực, khuyến khích công tác phát triển giống mới và bảo vệ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả.

Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên và nhằm tạo động lực cho các nhà chọn tạo giống trong bối cảnh các Viện nghiên cứu đang chịu nhiều áp lực về cơ chế tự chủ trong nghiên cứu, Viện Khoa học Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tổ chức phiên họp “Giải pháp thúc đẩy lai tạo giống và bản quyền thương mại giống” vào ngày 28/11/2020 tại Viện Cây ăn quả miền Nam. Chủ trì phiên họp là GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc VAAS và đại diện Lãnh đạo các đơn vị thành viên cùng tham dự. Thông qua phiên họp, các nhà quản lý và nhà khoa học đã thẳng thắn chia sẽ nhiều kinh nghiệm quý báu đối với công tác bảo hộ giống và mở rộng quyền sở hữu bằng bảo hộ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như định hướng, kế hoạch trong gia đoạn 2021-2030.

Trong thời gian tới, Viện Khoa học Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cùng các Viện thành viên sẽ tiếp tục hoàn thiện quy chế tác quyền, cơ chế phối hợp và hợp tác mở rộng quyền bảo hộ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Viện cũng sẽ tăng cường nguồn lực, năng lực, phát huy lợi thế sẳn có của từng đơn vị trong hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ./.

Tác giả bài viết: Thành Hiếu

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,847,255
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,956
  • Tháng hiện tại62,864
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây