Chợ trái cây Gia Hưng tại Chiết Giang, Trung Quốc Trung tâm thương mại lớn chuyên biệt tiêu thụ mít

Thứ hai - 15/07/2019 06:02   1577
Chợ trái cây Gia Hưng ở Chiết Giang (Trung Quốc) đã được khai trương vào tháng 9 năm 2018 và trở thành một trung tâm phân phối tập trung trái cây tươi quan trọng nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á. Với việc đầu tư này, chợ trái cây Gia Hưng hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh trái cây, đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng đại lục đối với quả mít ngày càng gia tăng
Chợ trái cây Gia Hưng tại Chiết Giang, Trung Quốc  Trung tâm thương mại lớn chuyên biệt tiêu thụ mít
Trong những năm gần đây, giao dịch kinh doanh mít tăng nhanh, thậm chí vượt hẳn sầu riêng về hiệu suất bán hàng. Năm 2016, sản lượng mít giao dịch tại chợ trái cây Gia Hưng đạt 2.349 tấn, đến năm 2017, khối lượng giao dịch đã tăng vọt lên đạt 29.300 tấn. Đến cuối tháng 12 năm 2018, con số này đã tiếp tục gia tăng và vượt mốc 38.200 tấn. Do đó, một khu vực giao dịch chuyên biệt cho mít đã được mở tại chợ và đây là khu vực kinh doanh mít lớn nhất ở Trung Quốc tính đến thời điểm này.
Có hai loại mít chính được ưa chuộng tại chợ trái cây Gia Hưng: loại thịt múi có màu vàng sậm nhập khẩu từ Việt Nam và múi có màu vàng từ Thái Lan. Mít nhập khẩu Việt Nam có nhiều có hình dạng khác nhau từ hình bầu dục đến hơi tròn, có ít xơ hơn, tỷ lệ thịt ăn được cao gần 50%, hương thơm mạnh và vị ngọt đậm (Brix cao). Mít nhập khẩu từ Thái Lan có kích thước to hơn, thịt múi có màu vàng nhạt, nhiều xơ hơn so với mít Việt Nam, tỷ lệ thịt ăn được thấp 20 -25% (quả 10 kg), vị ngọt (độ Brix) thấp. Mặc dù giá thành khá cao nhưng nhu cầu tiêu dùng mít Việt Nam vẫn mạnh. Ngoài ra, do mít có kích cỡ to, khiến người tiêu dùng bình thường không thể mua cả trái nên người bán sẽ cắt sẳn và chia nhỏ ra để dễ dàng tiêu thụ hơn.
Ông Hu Sunfei, Phó Tổng Giám đốc chợ trái cây Gia Hưng chia sẻ: Hiện tại các kênh phân phối mít của chợ trái cây Gia Hưng ổn định và ngày càng gia tăng. Sản lượng buôn bán mít tập trung diễn ra từ tháng 10 năm trước đến cuối tháng 5 năm sau. Hầu hết nguồn mít nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam được vận chuyển bằng đường bộ từ TP. Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây) đến chợ bằng xe tải chuyên dụng (tải trọng 25 tấn). Thông thường, thời gian vận chuyển sản phẩm từ các vùng trồng ở Thái Lan và Việt Nam đến chợ Gia Hưng trong vòng khoảng 6 ngày. 
Bà Aschariya Juntaravong, Tham tán Thương mại (Nông nghiệp), Tổng Lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan tại Thượng Hải, cho biết: Vùng sản xuất mít tập trung ở miền Nam và miền Trung Thái Lan, mít có khả năng cho trái quanh năm và sản lượng tập trung cao điểm vào tháng Tư và tháng Năm hàng năm. Thái Lan đã xuất khẩu 38.709 tấn mít với trị giá khoảng 14,67 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2018, trong đó sản lượng xuất khẩu sang thị  trường Trung Quốc chiếm 47,1% tổng sản lượng và chiếm 55,5% trong tổng giá trị xuất khẩu mít.
Hiện nay, các quốc gia sản xuất mít lớn trên toàn cầu có thể kể đến bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Đầu năm 2012, Bộ Nông nghiệp Malaysia đã đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về việc xuất khẩu dứa và mít sang thị trường này và đến tháng 8 năm 2017, dứa Malaysia đã tiếp cận thị trường đại lục. Tuy nhiên, đối với mít Malaysia vẫn đang trong quá trình tiếp tục đàm phán và chờ sự chấp thuận nhập khẩu. Theo giới truyền thông Malaysia, mặc dù mít Malaysia được biết đến với chất lượng tuyệt vời, tuy nhiên những nổ lực tiếp thị cho thị trường vẫn chưa đủ như mong muốn.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2018), diện tích canh tác mít ở khu vực phía Nam ước khoảng hơn 20.000 ha, giống trồng phổ biến hiện nay là giống mít siêu sớm (Changrai), lá bàng và một số ít giống khác.

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,261,876
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,984
  • Tháng hiện tại72,810
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây