Một vài thông tin về ảnh hưởng của mặn đến sự phát triển bệnh cây

Thứ ba - 28/04/2020 04:48   984
Đa số cây ăn trái thường có khả năng chịu mặn kém và được chia thành 04 nhóm (Nguyễn Quốc Hùng và Võ Hữu Thoại, 2017): 1. nhóm cây mẫn cảm (chống chịu được với nồng độ muối dưới 1‰) gồm có bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, măng cụt và dâu tây; 2. Nhóm cây mẫn cảm trung bình (chống chịu được với nồng độ muối dưới 1‰ - 2‰) gồm có anh đào, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa; 3. Nhóm cây chống chịu trung bình (chống chịu được với nồng độ muối dưới 3‰ - 4‰) gồm có mít, xoài, mãng cầu xiêm và mãng cầu na; 4. Nhóm cây chống chịu (chống chịu được với nồng độ muối dưới 5‰ - 6‰) gồm có dừa, sapo, me, nho (tuy nhiên cũng tùy theo giống).
Một vài thông tin về ảnh hưởng của mặn đến sự phát triển bệnh cây

Khi nồng độ muối tăng, cây ăn trái thường có các biểu hiện như lá bị hoại tử lốm đốm, cháy lá, rụng lá, cây không ra chồi, sinh trưởng kém thậm chí gây chết cây. Theo Kozlowski (1997), nhiều quá trình sinh lý trong cây bị thay đổi là do rối loạn chức năng trao đổi chất bao gồm giảm tỷ lệ quang hợp, thay đổi hoạt động chuyển hóa protein, axit nucleic và enzyme.

Sự khác biệt về tính kháng của cây ăn quả đối với độ mặn là thường liên quan đến khả năng đào thải muối của rễ hay gốc ghép hay mắt ghép (Blum 1988). Sự khác biệt về khả năng chống chịu mặn của các gốc ghép cây có múi đã được biết đến (Walker và Douglas 1982, Behboudian et al. 1986) và theo dõi các biến thể trong loại trừ muối (Blum 1988). Việc sử dụng gốc ghép kháng mặn đã đóng góp rất lớn trong sản xuất giống nho thương mại (Downton, 1984).

Một số cây chịu mặn sở hữu cơ chế cả 2 cơ chế dung nạp và tránh muối. Theo Waisel et al. (1986) đã chỉ ra rằng cây mấm ổi (Avicennia marina) có 3 cơ chế muối đề kháng: (1) loại trừ muối do tính thấm thấp của rễ đối với muối, (2) dung nạp muối và (3) giải phóng muối qua các tuyến. Nhiều loại cây thích nghi với độ mặn theo nhiều hơn một cơ chế, và các cơ chế tương tác chống chịu mặn. Do đó, việc thích ứng với độ mặn được xác định bởi các tác động tích hợp của một số cơ chế (Gorham 1996).

Theo Besri (1993), độ mặn của đất và nước tưới có ảnh hưởng lớn đến cả độc lực của mầm bệnh và tính mẫn cảm đối với mầm bệnh của cây. Nước tưới có độ mặn tăng cao vào đất sẽ làm tăng mật số nấm Fusarium oxysporum f. sp. lucopersiciin, Verticillium dahliae trong đất, sự hình thành bào tử đính, bào tử hậu của nấm trong các vết bệnh. Khi độ mặn của nước tưới cao các giống cà chua kháng trở nên mẫn cảm: các giống cà chua kháng nấm Fusarium hay kháng Verticillium cũng bị tấn công và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Tương tự, khi độ mặn của đất và nước tăng cao, bệnh xì mủ thân trên cây có múi, bệnh thối rễ trên cây cúc do Phytophthora spp. trở nên nghiêm trọng hơn do số động bào tử tăng, số lượng vị trí nhiễm trên rễ cũng tăng.

Các loài Phytophthora spp. chống chịu với mặn cao hơn khả năng chống chịu với mặn của cây vì sốc mặn sẽ ức chế sự phát triển của rễ cây và tăng tính mẫn cảm của cây. Cây bơ khá mẫn cảm với độ mặn của đất và thiệt hại sẽ trở nên trầm trọng khi độ mặn đạt tới 2,56‰. Rễ bơ trở nên mẫn cảm đối với bệnh thối rễ khi bị sốc mặn, khi rễ bị thối do Phytophthora sp., chúng sẽ mất khả năng đào thải muối và lá bị thiệt hại do muối thường biểu hiện triệu chứng rìa lá bị hoại tử màu nâu (Menge và Ploetz, 2003).

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,323,491
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,464
  • Tháng hiện tại52,149
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây