Công nghệ cao trong nuôi trồng hoa kiểng

Thứ ba - 29/10/2019 03:00   986
Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS); công nghệ nhân giống lan bằng nuôi cấy mô; nhân giống in vitro một số loại hoa kiểng... là 3 công nghệ cao trong sản xuất hoa và cây kiểng, hiện đang được áp dụng tại TP.HCM.
Công nghệ cao trong nuôi trồng hoa kiểng

Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS)
Là một hệ thống nuôi cấy mô hiện đại, cho phép nhân chồi với hệ số cao, tiết kiệm được không gian nuôi cấy, được sử dụng nhân giống trên nhiều đối tượng cây trồng như lan, kiểng lá, kiểng hoa. Hệ thống TIS tạo ra môi trường nuôi cấy thoáng khí, cây con khỏe mạnh, tỷ lệ sống sót cao, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm và giảm chi phí môi trường nuôi cấy, tốc độ tăng trưởng của chồi nhanh nên thời gian nhân giống được rút ngắn.

Hệ thống gồm 2 phần, phần trên chứa mẫu cấy, phần dưới chứa môi trường dinh dưỡng. Dưới tác động máy bơm, môi trường dinh dưỡng sẽ được bơm lên phần chứa mẫu cấy và cung cấp nguồn dinh dưỡng cũng như khí cho mẫu cấy, giúp mẫu cấy tiếp xúc với bề mặt môi trường. Nhờ vậy, cây sử dụng hiệu quả nguồn dưỡng chất được cung cấp nên việc nhân giống bằng phương pháp này cho hệ số nhân rất cao. Trong 1 bình nuôi cấy có thể chứa hơn 1.000 cây con, hiện hệ thống TIS đang được Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM ứng dụng rất hiệu quả trên lan hồ điệp.

Công nghệ nhân giống lan bằng nuôi cấy mô

Công nghệ này giúp cung cấp cây giống với số lượng lớn, chất lượng đồng đều, rút ngắn thời gian so với nhân giống bằng phương pháp vô tính bên ngoài.

Công tác nhân giống in vitro

Là một phương pháp nhân nhanh cây giống, kỹ thuật này giúp sản xuất hàng loạt cây giống mang đặc tính di truyền giống nhau và đạt chất lượng cao. Trong những năm qua, Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện nhiều quy trình nhân giống trên các giống lan như Dendrobium, Cattleya, Mokara, Renanthera, Phalaenopsis, Rhynchostylis đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cây  giống cho thị trường. Đồng thời, Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM cũng tiến hành nhân giống các loại hoa kiểng có giá trị như dạ yên thảo, hoa chuông.

 

Ngoài Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM, hiện nay tại TP.HCM còn có các đơn vị như Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học nông lâm, Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM cũng đã nghiên cứu thành công trong việc nhân giống in vitro trên một số loại hoa kiểng như: lan Mokara, lan sò, cây mào gà, hoa hồng mini, hướng dương.

Tác giả bài viết: TUYẾT MAI

Nguồn tin: KHPT, ngày 26/11/2011

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,911,335
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay3,126
  • Tháng hiện tại47,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây