Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần III)

Thứ hai - 17/12/2018 03:36   820

Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần III)

Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thành Hiếu và csv

Viện Cây ăn quả miền Nam

* Cây sầu riêng

- Nghiên cứu dịch chiết thảo mộc quản lý bệnh chết nhanh sầu riêng cho thấy dịch trích cây móng tay theo 2 phương pháp ly trích có hiệu quả làm ức chế đường kính của nấm gây bệnh như Phytophthora nicotianae, Phytophthora citricola và Phtyophthora sp.

- Sử dụng phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm SOFRI-Trichoderma bón vào đất để tiêu diệt nguồn bệnh trong đất

- Sử dụng vôi để quét lên thân chính của cây (1-1,5 m) có thể giúp ngăn ngừa sâu đục thân, mọt đục thân đồng thời hạn chế bệnh xì mũ thân tấn công.

* Cây nhãn

- Sử dụng giống có khả năng chống chịu với bệnh chổi rồng như giống Xuồng cơm vàng  

- Biện pháp cắt tỉa cành nhiễm bệnh hợp lý (30-40 cm) kết hợp với việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ (5-10 kg/gốc) giúp cây hồi phục và hạn chế bệnh chổi rồng trên nhãn

- Sử dụng dịch chiết từ củ hành (Allium sepa) (5%) và nấm Peacilomyces sp. (1x109 bào tử/g) được đánh giá có khả năng làm giảm mật số nhện lông nhung ở điều kiện ngoài đồng.

 * Cây rau
- Ảnh hưởng sự phối hợp hoặc đơn lẻ của một số chất kích kháng đến tỷ lệ bệnh
thán thư ớt ở điều kiện ngoài đồng cho thấy Salicylic acid, Silica có khả năng hạn chế được tốt bệnh thán thư trên cây ớt

- Ảnh hưởng của các chất kích kháng đến bệnh phấn trắng dưa leo cho thấy CuCl2 0,05mM và K2HPO4 20mM có khả năng hạn chế hiệu quả bệnh phấn trắng trên cây dưa leo.

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,349,156
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay5,666
  • Tháng hiện tại77,814
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây