Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần II)

Thứ tư - 12/12/2018 03:41   806

Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần II)

Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thành Hiếu và csv
Viện Cây ăn quả miền Nam

* Cây có múi

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) đối với bệnh Greening trên cây có múi:

Trong quá trình hợp tác giữa SOFRI và JIRCAS, đã đạt được nhiều kết quả trong việc ra tìm giải pháp hữu hiệu trong phòng trừ bệnh vàng lá Greening trên cây có múi. Một số kết quả công trình nghiên cứu tiêu biểu đạt được như sau:

+ Phát triển bộ kít giám định nhanh IR để áp dụng rộng rải ở hộ nông dân và cán bộ các tỉnh          

+ Ứng dụng kỹ thuật PCR để giám định bệnh vàng lá Greening ở điều kiện phòng Lab.

+ Liên tục cải tiến biện pháp trồng xen ổi trên vườn cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh trên vườn cây có múi

+ Nghiên cứu mật số rầy trong năm và đề xuất thay đổi thời gian trồng cây có múi từ tháng 10 đến tháng 12

+ Đề xuất phương pháp mới trong thiết kế vườn cây có múi với khoảng cách trồng từ 3 đến 4 m đối với cam sành kết hợp với việc tỉa cành, tạo tán cây rộng hơn

+ Khi trồng lại nên xử lý cây con với thuốc trừ sâu lưu dẫn thuộc nhóm Neonicotinoids vào thời điểm 10 ngày trước khi trồng

+ Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn để bảo vệ cây khỏi nhiễm rầy chổng cánh, v.v.

Trong quá trình hợp tác giữa SOFRI và JICA, đã đạt được nhiều kết quả như:

+ Nông dân trồng cây có múi trong vùng dự án sẽ nâng cao thu nhập, học được nhiều kiến thức bổ ích và có được kỹ năng canh tác cây có múi một cách hiệu quả trong mô hình hệ thống canh tác

+ Cán bộ nông nghiệp, khuyến nông trong vùng dự án sẽ được tăng cường khả năng hướng dẫn, đào tạo nông dân canh tác, bảo vệ thực vật trên cây có múi một cách hiệu quả

+ Tăng cường khả năng chuyển giao đến nông dân của cán bộ Viện CAQMN và các tỉnh thực hiện dự án trong việc mở rộng hệ thống canh tác chung cũng như kỹ thuật canh tác cây có múi trong vùng.

Ngoài ra, Viện CAQMN còn tiến hành các nghiên cứu về quản lý sâu bệnh hại trên cây có múi theo hướng sinh học:

- Bước đầu đánh giá cho thấy các giống cây có múi hoang dại có khả năng chống chịu/kháng với bệnh vàng lá Greening như quýt đắng, quýt rừng, cam rừng, bưởi rừng, bưởi đắng, bưởi bung, mắc rứn, mắc mật, cần thăng, quách, nguyệt quới, kim quýt, trúc, cơm rượu, dấu dầu 3 lá, cà ri, đa tử biển, giối lõi

- Nghiên cứu phục hồi vườn bưởi Da xanh bị bệnh vàng lá Greening bằng chất kháng sinh, kết quả bước đầu ghi nhận tiêm đơn lẻ Tetracycline (Achromycin) có khả năng giúp vườn bưởi Da xanh phục hồi hiệu quả

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) đối với bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi:

+ Sử dụng một số gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh thối rễ hoặc điều kiện ngập nước như: bưởi Đỏ (bưởi Năm Dù) (C. maxima), bưởi Lông Cổ Cò (C. maxima)

+ Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục kết hợp với việc bổ sung các sinh vật đối kháng như: Trichoderma, Streptomyces   

+ Nên rãi vôi cho vườn CCM vào đầu và cuối mùa mưa (2 lần/năm) hoặc kết hợp quét vôi vào gốc cây từ mặt đất lên khoảng 50 cm

+ Khi phát hiện triệu chứng bệnh sử dụng thuốc Ridomyl Gold hoặc Aliette tưới quanh gốc 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng Agriphos 400 để tiêm cho cây bị nhiễm bệnh thối rễ

+ Có thể tưới hỗ trợ các chế phẩm kích thích sinh trưởng bộ rễ nhằm gia tăng sự phát triển rễ mới như: Root 2,…ngay sau khi tưới thuốc hóa học khoảng 7 ngày. Tưới định kỳ 1-2 lần/tháng cho đến khi kiểm tra thấy cây ra rễ mới  

+ Sử dụng Sincosin kết hợp với Agrispon rải vào đất để diệt tuyến trùng, xử lý 1-2 lần/năm hoặc nhiều hơn nếu đất bị nhiễm tuyến trùng nặng.

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) đối với nhóm sâu đục quả cây có múi:

+ Nghiên cứu được ánh sáng xua đuổi/hấp dẫn thành trùng sâu đục quả trong điều kiện phòng thí nghiệm (ánh sáng đỏ là ánh sáng xua đuổi và ánh sáng màu xanh lá cây, màu xanh da trời, màu trắng là ánh sáng hấp dẫn thành trùng sâu đục quả bưởi)

+ Xác định được loại bao quả phù hợp trong quản lý sâu đục quả bưởi là loại bao lưới nhựa 49 lỗ/cm2 và giai đoạn quả được 2-3 tuần tuổi cho hiệu quả cao

+ Bước đầu xác định được ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) là thiên địch của trứng sâu đục quả bưởi và 05 loài ong ký sinh thuộc họ Elasmidae, Encyrtidae, Braconidae và Eulophidae là thiên địch của sâu đục vỏ quả bưởi tại các tỉnh ĐBSCL

+ Ở điều kiện phòng thí nghiệm ghi nhận dịch trích từ hạt tiêu (Piper nigrum)và hạt mãng cầu (Annona squamosa) có tác dụng diệt ấu trùng của sâu đục vỏ quả bưởi ở thời điểm 7 ngày sau khi xử lý thuốc đạt hiệu lực lần lượt là 91,6 và 90,0%

+ Thuốc BVTV sinh học Emamectin benzoate+Matrine (Rholam super 50WSG) có khả năng diệt ấu trùng sâu đục quả bưởi tốt ở điều kiện ngoài vườn.

(Còn tiếp)

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,352,308
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,681
  • Tháng hiện tại80,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây