Xoài Cát Hòa Lộc

Thứ hai - 25/04/2011 04:22   2059
Qua công tác bình tuyển giống từ năm 1995 và Hội thi cây xoài giống tốt được tổ chức tại Viện Cây ăn quả miền Nam vào năm 1996, hai cá thể đầu dòng của giống xoài Cát Hòa Lộc mang mã số CT1 và C 6 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam từ năm 1997.
Xoài Cát Hòa Lộc

Tên thường gọi: Xoài Cát Hòa Lộc

Tên khoa học: Mangifera indica L.

Tên tiếng Anh: ‘Cat Hoa Loc’ mango

Cây sinh trưởng mức trung bình, cành mọc xiên, tán cây dạng hình dù. Lá dạng thuôn dài, đuôi lá nhọn, bìa lá gợn sóng. Quả có dạng thuôn dài, có trọng lượng từ 400-600g, phần gần cuống phình to, bề mặt vỏ quả có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen, đầu quả nhọn và eo quả lõm vào. Vỏ quả màu vàng tươi khi chín, độ dày thịt quả từ 28-32 mm, độ chắc thịt từ 1,2-1,4 kg/cm2 , tỷ lệ ăn được 78-80% so với trọng lượng quả, thịt quả màu vàng, mịn chắc, ít xơ, vị ngọt thanh (độ brix 20-22%). Quả được dùng để ăn khi quả chín, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và có tiềm năng xuất khẩu.

Cây cho quả sau khi trồng từ 3-4 năm, mùa thu hoạch chính vụ từ tháng 4-5 DL, từ khi ra hoa đến thu hoạch quả khoảng 105-120 ngày. Cây 10 năm tuổi có thể cho thu hoạch từ 80-100 kg/cây/năm. Giống này khó điều khiển ra hoa nghịch vụ so với các giống xoài khác.

Vùng trồng phổ biến hiện nay của giống xoài Cát Hòa Lộc là các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Giống phát triển tốt trên đất phù sa ven sông, đất thịt hoặc thịt pha cát.

Nhược điểm của giống xoài Cát Hòa Lộc là vỏ quả mỏng, khó xử lý ra hoa trong mùa nghịch và dễ nhiễm bệnh thán thư.

Nguồn tin: SOFRI

LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt truy cập2,264,347
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay2,884
  • Tháng hiện tại75,281
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây