Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần I)

Thứ hai - 10/12/2018 03:32   1640

Kết quả nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trên một số chủng loại cây ăn quả và rau quan trọng của Viện Cây ăn quả miền Nam (Phần I)

Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thành Hiếu và csv
Viện Cây ăn quả miền Nam

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực nổi tiếng trong cả nước về diện tích trồng cây ăn quả và cây rau với nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt thì tổng diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) của ĐBSCL là 285.000 ha chiếm 36% diện tích cây ăn quả cả nước (năm 2010) và diện tích trồng rau của toàn vùng là 244.800 ha với sản lượng đạt 4.402.100 tấn/năm (năm 2013). Bên cạnh những thuận lợi như do điều kiện tự nhiên mang lại, nông dân có kinh nghiệm lâu năm trong canh tác cây ăn quả và rau, được Nhà nước, chính quyền địa phương và các Viện, Trường hết sức quan tâm, hỗ trợ và đầu tư nhiều mặt,…đã góp phần thúc đẩy ngành sản xuất cây ăn quả và rau của vùng ngày càng phát triển, ổn định và bền vững. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương thì trong năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã vượt mốc con số 1 tỷ đô la. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam nói chung hay ĐBSCL nói riêng. 

Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn rất cần được giải quyết trong điều kiện Việt Nam bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu thì bên cạnh các loại dịch hại khó quản lý thì vấn đề dịch hại nguy hiểm mới phát sinh (bệnh đốm nâu, sâu đục quả bưởi,…) đã gây không ít khó khăn cho công tác bảo vệ thực vật trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa biết rõ tác nhân cũng như giải pháp quản lý phù hợp để bảo vệ lợi ích kinh tế cho chính mình nên người nhà vườn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là chính. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV không đúng sẽ gây tốn kém và nguy cơ mất an toàn thực phẩm do ô nhiễm thuốc BVTV là có thể xảy ra khi sản phẩm hàng hoá tham gia xuất khẩu sang những thị trường khó tính.

Để giải quyết những khó khăn, tồn tại trong sản xuất được nêu trên thì việc nghiên cứu, ứng dụng TBKT mới từ khâu chọn tạo giống, canh tác và quản lý tổng hợp dịch hại là việc làm tất yếu, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững cho khu vực trọng điểm sản xuất rau quả ở phía Nam. Trong thời gian qua, thông qua các đề tài cấp Nhà nước, trọng điểm cấp Bộ, hợp tác tỉnh và hợp tác quốc tế, Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện CAQMN) đã công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu và chuyển giao TBKT mới, phù hợp cũng như đóng góp rất nhiều thành tựu phục vụ cho ngành sản xuất rau quả ở các tỉnh phía Nam.

          KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY ĂN QUẢ

* Cây thanh long

Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) một số sâu bệnh hại quan trọng trên thanh long:

- Xử lý cành bệnh và tiêu hủy nguồn bệnh: Sử dụng sản phẩm sinh học SOFRI- Trichoderma kết hợp với chế phẩm EM để ủ cành thanh long nhiễm bệnh đốm nâu (phối trộn sau giai đoạn ủ nóng) sau khi băm (sử dụng máy băm cành) có tác dụng diệt bào tử nấm Neoscytalidium dimidiatum ở thời điểm 30 ngày sau ủ và có thể sử dụng như nguồn vật liệu hữu cơ bón cho cây. 

- Biện pháp bao quả: Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy sử dụng các loại túi bao quả như: túi vải, túi PP (có đục lỗ lazer), túi Đài Loan có hiệu quả trong việc hạn chế bệnh đốm nâu và thán thư ở giai đoạn thu hoạch (bao quả ở thời điểm 15 ngày trước thu hoạch). Biện pháp này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không dư lượng thuốc BVTV trong điều kiện áp lực bệnh đốm nâu gây hại nặng nề.

- Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật ngắt râu thanh long hạn chế bệnh thối quả do vi khuẩn (Erwinia chrysanthemi) gây ra và bệnh rỉ sét bông (Bipolaris sp.): Phương pháp ngắt râu thanh long ở thời điểm thích hợp (3-4 ngày trong điều kiện mùa nắng, 2-3 ngày/mùa mưa) sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh vi khuẩn gây ra và bệnh rỉ sét bông đến 50%.

- Nghiên cứu sử dụng chất kích kháng (Salicylic acid) làm hạn chế bệnh hại sau thu hoạch như bệnh thán thư quả thanh long.

- Bước đầu nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm công nghệ nano trong quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long

- Sử dụng dịch chiết thảo mộc, cây xua đuổi:

+ Kết quả nghiên cứu ở điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy dịch trích Impatiens balsamina có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Neoscytalidium dimidiatum sau 24, 48 và 72 giờ sau chủng. Ở nồng độ 7,5%, dịch trích Impatiens balsamina có hiệu lực khống chế sự phát triển khuẩn ty đạt 64,25%

+ Bốn loại thảo mộc Crotalaria breviflora, C. spectabilis, C. juncea và T.erecta đều có tác dụng trong việc giảm mật số J2 Meloidogyne spp. gây hại rễ thanh long, trong đó C. breviflora có hiệu quả nhất trong 4 loại thảo mộc. Dịch trích từ rễ cho kết quả tốt hơn dịch trích từ lá ở bốn loại thảo mộc.

- Nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật có lợi (Trichoderma, Pseudomonas, Bacilus):

+ Các chủng vi sinh vật SOFRI-Trichoderma, Bacillus, Pseudomonas có tác dụng đối kháng với tác nhân gây bệnh vàng bẹ-rám cành thanh long

+ Chế phẩm SOFRI-Paecilomyces (Paecilomyces lilacinus) ở nồng độ 107 có tác dụng làm trứng tuyến trùng Meloidogyne spp. không nở sau 48h

- Nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc BVTV an toàn, ít độc, sinh học:

+ Bệnh thối đầu quả (thanh long ruột trắng) và thối quả (thanh long ruột đỏ): Sử dụng đơn lẻ (ruột trắng) hoặc kết hợp (ruột đỏ) phun các loại thuốc hoá học Poner (Streptomycin sulfate), Kasuran (Kasumycin), Ditacin (Ningnamycin)  hoặc thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học như: Starner (Oxolinic acid), và Chitosan (Oligo-chitosan) đều có hiệu quả rất cao đối với phòng trị bệnh thối đầu quả/bệnh thối quả thanh long. Đồng thời, biện pháp đặc biệt khuyến cáo tiến hành song song đó là việc ngắt râu sớm bông thanh long sau khi trổ

+ Bệnh vàng bẹ-rám cành: Các loại thuốc hoá học phòng trị hữu hiệu như Viroral (Iprodione), Ridomil (Mancozeb+Metalaxyl), Aliette (Fosetyl Aluminium), Avalon (Gentamicin sulfate+oxytetracycline hydrochloride). Ngoài ra, việc sử dụng bổ sung phân bón lá có hàm lượng P, K và silic cao cũng làm giảm tác hại do bệnh gây ra

- Quy trình xử lý nư­ớc nóng quả thanh long (ở nhiệt độ 53oC trong 10 phút) diệt trứng ruồi đục quả, không làm tổn th­ương quả và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch

- Nghiên cứu quy trình sử dụng bẫy bả phối trộn hoặc sử dụng đơn lẻ thuốc BVTV trong quản lý kiến, ruồi đục quả hại thanh long

+ Chế phẩm SOFRI-Protein, SOFRI-Trừ kiến trừ ruồi đục quả và kiến hại thanh long và trên một số cây trồng khác.

sofri tru kien 1 11     pae1

picture81

 (Còn tiếp)

Nguồn tin: SOFRI

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây