Măng cụt được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng và một số tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương và Đồng Nai
Công tác điều tra thu thập giống măng cụt đã được Viện Cây ăn quả miền Nam thực hiện từ năm 1998. Công tác bình tuyển thực hiện từ năm 1999 đến năm 2002 và đã tuyển chọn được 04 đầu dòng măng cụt ưu tú có nhiều đặc tính tốt về năng suất và chất lượng. Bốn cây đầu dòng măng cụt mang mã số BDMC2, BTMC3, BTMC4 và BTMC6 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận vào năm 2002.
Đặc tính các cây măng cụt đầu dòng
1/ Cây dầu dòng BDMC2: TRồng tại huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, cây 50 năm tuổi, sinh trưởng tốt, tán cây dạng hình dù, trọng lượng quả từ 90 – 100 g, quả dạng hình cầu, độ dày vỏ từ 8,4 - 9,4 mm, tỷ lệ ăn được từ 27,8 – 29,2%, độ brix thịt quả 18,3 – 20,3%, năng suất trung bình qua 4 năm khảo sát là 805 quả.
2/ Cây đầu dòng BTMC3: Trồng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, cây 70 năm tuổi, sinh trưởng tốt, tán cây dạng hình dù, trọng lượng quả từ 90 - 101g, quả dạng hình cầu, độ dày vỏ từ 8,2 - 9,7 mm, tỷ lệ ăn được 27,5%, độ brix thịt quả 18 – 20% năng suất trung bình qua 4 năm khảo sát là 880 quả.
3/ Cây dầu dòng BTMC4: Trồng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, cây 70 năm tuổi, sinh trưởng tốt, tán cây dạng hình dù, trọng lượng quả từ 86 – 102 g, quả dạng hình cầu, độ dày vỏ từ 8,1 - 9,7 mm, tỷ lệ ăn được từ 27,7 – 29,8%, độ brix thịt quả 18,0 – 21,2%, năng suất trung bình qua 4 năm khảo sát là 1015 quả.
4/ Cây dầu dòng BTMC6: Trồng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, cây 50 năm tuổi, sinh trưởng tốt, tán cây dạng hình dù, trọng lượng quả từ 86 – 106 g, quả dạng hình cầu, độ dày vỏ từ 8,2 - 9,3 mm, tỷ lệ ăn được từ 26,9 – 29,6%, độ brix thịt quả 17,0 – 20,8%, năng suất trung bình qua 4 năm khảo sát là 827 quả
Nguồn tin: SOFRI