Viện cây ăn quả

https://sofri.org.vn


6 tháng năm 2019, xuất khẩu rau quả thu về hơn 2 tỷ USD

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, 6 tháng năm 2019, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,06 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6/2019 ước đạt 298 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,06 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau có giá trị xuất khẩu ước đạt 272 triệu USD, tăng 1,1% và mặt hàng trái cây có giá trị là 1,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,11% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 1,05% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là Mỹ với 58,53 triệu USD, chiếm 3,25%, Hàn Quốc với 55,48 triệu USD, chiếm 3,08%, Nhật Bản với 49,98 triệu USD, chiếm 2,77%. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Iceland (gấp 10,3 lần), Panama (gấp 7,6 lần), Guam (gấp 5,1 lần), Lào (gấp 2,9 lần), Hồng Kông (tăng 52,09%), Hà Lan (tăng 37,21%).

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 6/2019 ước đạt 147 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 991 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 254 triệu USD, tăng 35,2% và mặt hàng quả đạt 699 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2019 là thị trường Thái Lan (chiếm 42,66% thị phần), Trung Quốc (chiếm 20,31%), Mỹ (chiếm 11,01%), Úc (7,88%). Trong 5 tháng đầu năm 2019 giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là thị trường Iceland (gấp 2,37 lần).

Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua quyết định ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Cả hai hiệp định trên đã được ký vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chỉnh phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản nhận định, đây là cơ hội cho ngành rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và hàng rào phi thuế quan của các thị trường nhập khẩu. Khi hàng rào thuế dần được cắt giảm thì mức độ cạnh tranh càng gia tăng mạnh, các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn.

thể, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6/2019 ước đạt 298 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,06 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau có giá trị xuất khẩu ước đạt 272 triệu USD, tăng 1,1% và mặt hàng trái cây có giá trị là 1,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,11% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 1,05% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là Mỹ với 58,53 triệu USD, chiếm 3,25%, Hàn Quốc với 55,48 triệu USD, chiếm 3,08%, Nhật Bản với 49,98 triệu USD, chiếm 2,77%. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Iceland (gấp 10,3 lần), Panama (gấp 7,6 lần), Guam (gấp 5,1 lần), Lào (gấp 2,9 lần), Hồng Kông (tăng 52,09%), Hà Lan (tăng 37,21%).

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 6/2019 ước đạt 147 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 991 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 254 triệu USD, tăng 35,2% và mặt hàng quả đạt 699 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2019 là thị trường Thái Lan (chiếm 42,66% thị phần), Trung Quốc (chiếm 20,31%), Mỹ (chiếm 11,01%), Úc (7,88%). Trong 5 tháng đầu năm 2019 giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là thị trường Iceland (gấp 2,37 lần).

Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua quyết định ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Cả hai hiệp định trên đã được ký vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chỉnh phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản nhận định, đây là cơ hội cho ngành rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và hàng rào phi thuế quan của các thị trường nhập khẩu. Khi hàng rào thuế dần được cắt giảm thì mức độ cạnh tranh càng gia tăng mạnh, các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn.

Nguồn tin: congthuong.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây